Lịch sử ra đời của xe nâng người

Con người từ xa xưa với khát vọng to lớn của mình đã mong muốn xây dựng những công trình vĩ đại, tiêu biểu là công trình Đại kim tự tháp Giza tại Ai Cập, với chiều cao lên tới 140 mét. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng mong muốn và sáng tạo ra những công trình vĩ đại hơn, mới mức độ phức tạp hơn. Để có thể xây dựng được những công trình này, con người cần phải làm việc tại những độ cao lớn, rất nguy hiểm. Phương pháp thường được sử dụng  nhất là giàn giáo. Tuy nhiên, phương pháp này dần trở nên lạc hậu, khi tốn kém nhiều chi phí, nhân lực trong việc lắp đặt, tiến độ thi công chậm, nhưng độ an toàn không cao, đặc biệt là ở những công trình có độ cao lớn. Từ những lý do đó thúc đẩy con người phải phát minh ra những phương pháp thi công trên cao tiên tiến hơn, nhanh hơn, an toàn hơn. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của xe nâng người.

  1. Sự ra đời của xe nâng dạng Boom (Boom lift)

Vào năm 1951, Walter E. Thornton-Trump (1918 – 1998), một nhà phát minh người Canada, đã phát minh ra thiết bị nâng dạng boom (Boom Lift). Ban đầu, ông gọi thiết bị  này là Giraffe (Hươu cao cổ) bởi hình dáng khá giống với chiếc cổ dài của loài động vật này. Có một điều thú vị là, mặc dù được gọi với nhiều cái tên như: AWPs (nền tảng làm việc trên cao), aerial divices (thiết bị làm việc trên không) EWPs (nền tảng nâng làm việc trên không),hay MEWPs (nền tảng làm việc trên không di động), thiết bị làm việc trên cao xe nâng dạng boom được biết đến rộng rãi với cái tên là Cherry Picker (Người hái cherry), bởi người ta thường dùng thiết bị này để thu hoạch các loại quả, bao gồm quả cherry từ những cây cao trong những nông trại trồng cây ăn quả rộng lớn.

Về lý do xe nâng dạng boom được sử dụng phổ biến để thu hoạch hoa quả bởi, nếu sử dụng thang, việc leo lên đã rất khó rồi, còn phải mang theo cả những chiếc giỏ nặng và các thiết bị khác để có thể hái được những quả trên cao. Chưa kể việc sử dụng thang ở những địa hình không bằng phẳng là rất nguy hiểm, nguy cơ đổ ngã rất cao. Do đó, người ta thường sử dụng xe nâng dạng boom bởi nó an toàn hơn, hiệu quả hơn và có thể dễ dàng tiếp cận tới những vị trí cao.

Một số xe nâng người dạng boom có khả năng nâng cao và vươn xa như một chiếc cần cẩu, dễ dàng vượt qua các vật cản ở bên dưới. Điều này rất phù hợp trong trường hợp bạn cần tiếp cận các vị trí mà bạn không để đặt thiết bị trực tiếp bên dưới đối tượng mà bạn cần tiếp cận. Vì thế, đến năm 1958, chỉ 7 năm sau khi Walter E. Thornton-Trump phát minh ra chúng, kết cấu xe nâng người dạng boom đã xuất hiện trên xe cứu hỏa tại Mỹ để giúp người lính cứu hỏa dập lửa nhanh hơn và ít rủi ro hơn so với sử dụng thang truyền thống. Ngay sau đó, xe nâng người dạng boom bắt đầu được công nhân sử dụng trong việc bảo trì và chăm sóc các đường dây cáp, đường dây điện thoại trên cao, trong khai thác hầm mỏ, thay bóng đèn đường hay bất kỳ công việc nào yêu cầu phải tiếp cận từ xa.

Vào năm 1960, Walter E. Thornton-Trump đã được cấp bằng sáng chế  cho phát minh của mình. (ảnh minh họa)

  1. Sự ra đời của xe nâng dạng cắt kéo (Scissor Lift)

Xe nâng người dạng cắt kéo, hay còn gọi là xe cắt kéo, là dòng xe nâng người thẳng đứng hoạt động theo cơ chế nâng cắt kéo (pantograph scissor lift), tức là sử dụng 2 trụ cắt kéo giống nhau để nâng một sàn thao tác lên không trung. Thực tế,  thiết kế cơ cấu nâng cắt kéo đã xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1920. Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ, với việc sử dụng cơ cấu 1 trụ cắt kéo, sử dụng xi lanh lớn với các gioăng phớt làm từ da, áp suất khí nén thấp nên xảy ra hiện tượng sàn thao tác nảy, lắc, rất nguy hiểm và khó sử dụng. Chính vì sự thiếu ổn định này, việc áp dụng cơ cấu cắt kéo để nâng người đã không được sử dụng trong thời gian dài.

Mãi đến năm 1963, một nhà sáng chế người Mỹ tên là Charles Larson đã thiết lại cơ cấu nâng cắt kéo với hai trụ cắt kéo ở hai bên đảm để nâng sàn thao tác lên cao. Cơ chế nâng này giúp cho sàn thao tác trở nên ổn định hơn, dễ dàng nâng lên và an toàn khi hạ xuống. Bằng sáng chế  cho cơ chế nâng cắt kéo này đã được Charles Larson nộp vào ngày  26 tháng 12 năm 1963, và đến tháng 4 năm 1966, bằng sáng chế này đã được phê duyệt. Đến những năm 1970, thiết kế này được thương mại hóa và được các nhà sản xuất đưa vào sản xuất rộng rãi.

Ngày nay, xe nâng người dạng cắt kéo đã có nhiều cải tiến, sử dụng cơ chế nâng thủy lực để nâng hạ sàn thao tác, đi kèm với nhiều công nghệ hiện đại khác, tuy nhiên về cơ bản vẫn sử dụng phong cách thiết kế của Charles Larson bởi tính tiện dụng, thiết kế gọn gàng và sự tin cậy của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *